LỄ KÝ KẾT THỎA THUẬN HỢP TÁC GIỮA VIAC VÀ CÁC HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP | TỌA ĐÀM “PHÒNG NGỪA RỦI RO PHÁP LÝ VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH TRƯỚC BỐI CẢNH BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG”
Ngày 08/05/2023, ông Phùng Anh Tuấn, Luật sư Điều hành của VCI Legal, đồng thời là Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), đã tham gia “Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa VIAC và các hiệp hội doanh nghiệp” do Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức tại Hà Nội.
Tham dự Lễ ký kết có ông Vũ Tiến Lộc – Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch VIAC; cùng đại diện lãnh đạo 19 Hiệp hội doanh nghiệp tham gia ký kết với VIAC. Ông Phùng Tuấn Anh – Phó Chủ tịch VAFI đã đại diện Hiệp hội tham dự và thực hiện nghi thức ký kết.
Cũng trong khuôn khổ sự kiện, VIAC đã tổ chức Tọa đàm “Đầu tư và thương mại quốc tế trong thế giới đầy biến động: Doanh nghiệp cần làm gì?” với sự tham dự của các diễn giả có uy tín trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. Tại tọa đàm, ông Phùng Anh Tuấn đã trao đổi với các diễn giả về chủ đề “Tiếp cận nguồn vốn – tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp”. Theo ông, để duy trì đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, chất lượng của môi trường pháp lý, tính khả thi, lành mạnh trong thể chế là yếu tố quan trọng. Tại Việt Nam, hoạt động trọng tài hòa giải liên quan đến bảo vệ đầu tư nước ngoài, giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước vẫn chưa có đủ sự quan tâm. Ông Phùng Anh Tuấn cho rằng các doanh nghiệp, tổ chức có thể tăng cường hợp tác với VIAC để phát triển giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước, vì đây là mảng hiệu quả trong việc duy trì đầu tư nước ngoài tại một quốc gia. Bên cạnh đó, đối với kiểm soát đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp cũng nên tập trung vào đầu tư chất lượng cao, thay vì đầu tư thâm dụng tài nguyên hoặc tận dụng lao động rẻ. Còn đối với huy động vốn đầu tư gián tiếp (vay ngân hàng, phát hành cổ phiếu, phát hành trái phiếu, bán tài sản), doanh nghiệp phải tập trung vào khả năng sinh lợi thật, không mơ mộng về giá trị doanh nghiệp, định giá doanh nghiệp hợp lý.
Thông qua buổi lễ, VIAC đã ghi nhận sự hỗ trợ, hợp tác đến từ các hiệp hội doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin, hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên nâng cao năng lực pháp lý, tăng cường kỹ năng phòng ngừa và giải quyết tranh chấp có hiệu quả. Tọa đàm cũng đã mang lại nhiều kiến thức pháp lý hơn, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp để phòng ngừa rủi ro và giải quyết tranh chấp trong đầu tư và thương mai quốc tế, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.
Tuần lễ Trọng tài và Hòa giải thương mại Việt nam 2023 (VAW 2023) được khởi xướng tổ chức bởi VIAC lần đầu tiên vào năm 2020 và dự kiện sẽ trở thành sự kiện thường niên kết nối cộng đồng những người hành nghề trọng tài và hòa giải tại Viet Nam và quốc.
Năm nay, VAW với sự phối hợp hơn 60 đối tác cùng sự tham gia của gần 80 chuyên gia trong nước và quốc tế hy vọng sẽ thu hút được hàng nghìn lượt tham dự. |