banner

CHÍNH SÁCH VẮC-XIN COVID-19 DÀNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM |

CHÍNH SÁCH VẮC-XIN COVID-19 DÀNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

1. Không có sự phân biệt đối xử
Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang bùng phát, nhiều người nước ngoài cư trú tại Việt Nam băn khoăn không biết liệu họ có đủ điều kiện để được tiêm vắc xin hay không. Việt Nam đã cam kết rằng sẽ không có bất kỳ sự đối xử phân biệt đối xử nào về quốc tịch liên quan đến tiêm chủng. Mọi người sẽ được tiếp cận với vắc xin COVID-19 ngay khi nguồn cung cho phép.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao, bà Lê Thị Thu Hằng phát biểu rằng “Tôi có thể khẳng định rằng người nước ngoài sinh sống và học tập tại Việt Nam, kể cả ngắn hạn và dài hạn, có thể yên tâm rằng họ sẽ luôn nhận được sự quan tâm và đối xử bình đẳng cả về y tế và tiêm chủng. Khi có thêm vắc xin, chúng tôi sẽ tiến hành tiêm vắc xin cho cả người Việt Nam và người nước ngoài” và “Mục tiêu của chính phủ là đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng vào cuối năm nay. Và tôi muốn khẳng định lại rằng không có sự phân biệt đối xử với người nước ngoài trong tiêm chủng ở Việt Nam” .
Bên cạnh đó, theo Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 8 tháng 7 năm 2021 ban hành bởi Bộ Y Tế (“BYT”), người nước ngoài sẽ được tiêm chủng theo hướng dẫn về ưu tiên tiêm chủng của quốc gia. Trong kế hoạch triển khai tiêm chủng vắc xin của mình, BYT liệt kê 16 nhóm ưu tiên cho giai đoạn 2021-2022 với mục tiêu tổng thể là đạt được miễn dịch cộng đồng vào đầu năm 2022. Các vắc xin chủ yếu đến từ chương trình Tiếp cận Vắc-xin Toàn cầu (COVAX), do Liên minh Vắc-xin Gavi (Gavi), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Liên minh Đổi mới sáng tạo Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI) đứng đầu và được tạo ra để đảm bảo nguồn cung cấp vắc xin cho các nước đang phát triển

Các nhóm đối tượng ưu tiên bao gồm:
1. Người làm việc trong các cơ sở y tế, ngành y tế;
2. Người tham gia phòng chống dịch (Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ Covid dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên…);
3. Lực lượng Quân đội;
4. Lực lượng Công an;
5. Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam và thân nhân được cử đi nước ngoài; người làm việc trong các cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự, các tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam;
6. Hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh;
7. Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước;
8. Giáo viên, người làm việc, học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; lực lượng bác sỹ trẻ; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính; các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng, đấu giá… thường xuyên tiếp xúc với nhiều người;
9. Người mắc các bệnh mạn tính; Người trên 65 tuổi;
10. Người sinh sống tại các vùng có dịch;
11. Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội;
12. Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài hoặc có nhu cầu xuất cảnh để công tác, học tập và lao động ở nước ngoài; chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
13. Các đối tượng là người lao động, thân nhân người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp;
14. Các chức sắc, chức việc các tôn giáo;
15. Người lao động tự do;
16. Các đối tượng khác theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và đề xuất của các đơn vị viện trợ vắc xin cho Bộ Y tế;

2. Hỗ trợ tiêm chủng và tạo điều kiện cho người nước ngoài đang gặp khó khăn
Tác động của đại dịch và hậu quả suy thoái kinh tế đã lan rộng, ảnh hưởng đến không chỉ người Việt Nam mà còn cả người nước ngoài. Vì vậy, Uỷ ban nhân dân (“UBND”) Thành phố Hồ Chí Minh (“TP HCM”) đã có công văn khẩn giao UBND Thành phố Thủ Đức và UBND các quận, huyện chỉ đạo các cơ quan nhà nước phối hợp với Công an địa phương thống kê, kiểm tra và phân tích số lượng người nước ngoài cư trú trong địa bàn đang gặp khó khăn, như: người nước ngoài gặp khó khăn trong việc trả tiền thuê nhà, không được tiêm vắc xin phòng bệnh COVID-19 và những người không đảm bảo tài chính để trang trải cuộc sống hàng ngày. UBND TP.HCM cũng giao Bộ Tư lệnh TP HCM chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện kiểm tra các khu vực cách ly tập trung hiện có và bố trí chỗ ở cho người nước ngoài. TP HCM sẽ kịp thời hỗ trợ và tiêm vắc xin cho những người nước ngoài gặp hoàn cảnh khó khăn này.

3. Thực hiện tiêm chủng ngay khi nguồn cung cho phép
Chính quyền TP HCM đã phê duyệt đề xuất của Sở Y tế TP HCM về việc triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người nước ngoài đang sinh sống, làm việc và học tập tại thành phố. Sở Y tế được giao nhiệm vụ phân bổ nguồn cung ứng vắc xin và tổ chức tiêm vắc xin cho người nước ngoài trong thời gian sớm nhất, còn Sở Ngoại vụ được giao nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan nhà nước liên quan về việc triển khai tiêm chủng. Vào ngày 5 tháng 8, Quận 7 bắt đầu triển khai kế hoạch tiêm COVID-19 cho 18.000 cư dân nước ngoài.

4. Kế hoạch tiêm chủng từ Đại sứ quán các nước
Cho đến nay, có vẻ như chỉ có Đại sứ quán Pháp có kế hoạch cụ thể tiêm chủng cho tất cả các công dân trên 18 tuổi và vợ/chồng của họ. Chương trình tiêm chủng cũng sẽ bao gồm tất cả các nhân viên của mạng lưới ngoại giao Pháp-Việt và vợ/chồng của họ. Vắc xin được sử dụng cho chương trình này là Moderna do Chính phủ Pháp tài trợ.
Phái đoàn Hoa Kỳ tại Việt Nam đã cam kết đảm bảo rằng công dân Hoa Kỳ đang sinh sống tại Việt Nam sẽ được tiếp cận bình đẳng với vắc xin COVID-19 cùng với công dân Việt Nam.

Tóm lại, Chính phủ Việt Nam nói chung và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang nỗ lực hết sức để không chỉ công dân Việt Nam mà cả người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đều có thể được tiêm vắc-xin càng sớm càng tốt để đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng.

Relevant Topic: THE TESTING PRICE OF COVID-19 DIAGNOSTICS

Go to
  • Expertise
  • People
  • Cases
  • Courses
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh