banner

ĐỀ XUẤT QUY ĐỊNH VỀ GIÁ SÀN ĐỐI VỚI VÉ MÁY BAY LÀ HẠN CHẾ CẠNH TRANH |

ĐỀ XUẤT QUY ĐỊNH VỀ GIÁ SÀN ĐỐI VỚI VÉ MÁY BAY LÀ HẠN CHẾ CẠNH TRANH

I. Đề xuất về giá sàn cho vé máy bay trong dự thảo Thông tư của Bộ Giao thông vận tải
Thời gian vừa qua, Vietnam Airlines (VNA) liên tục thúc đẩy đề xuất áp dụng mức sàn giá vé đối với các tuyến bay nội địa. Điều này làm dấy lên sự quan ngại đến từ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, các khách hàng sử dụng dịch vụ hàng không và các cơ quan quản lý. Cuối tháng 9 năm 2021, Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) đã báo cáo Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về việc áp dụng chính sách giá sàn vé máy bay trong một dự thảo Thông tư (“Dự thảo Thông tư”), dự kiến đây sẽ là quy định pháp lý mới nhất hướng dẫn cho hoạt động kinh doanh hàng không tại Việt Nam trong bối cảnh Luật Hàng không dân dụng vẫn đang trong quá trình sửa đổi.
Theo Dự thảo Thông tư, đối với các đường bay nội địa sẽ áp dụng mức giá sàn tương đương với 20% mức giá vé tối đa do nhà nước quy định. Do đó, giá vé sàn của các tuyến bay một chiều sẽ dao động từ khoảng 320.000 – 750.000 đồng trong thời hạn một năm, bắt đầu kể từ tháng 11 năm 2021. VNA, hãng hàng không từng đề xuất áp dụng mức giá sàn lên tới 44%, đã thể hiện sự ủng hộ chính sách mới này cùng với Pacific Airlines và Bamboo Airways. Trong khi đó, VietJet Air và Vietravel Airlines là những hãng hàng không phản đối chính sách này. VietJet Air thậm chí còn bày tỏ quan ngại về việc chính sách này vi phạm pháp luật dưới góc độ chống cạnh tranh và một số quy định pháp luật khác.

II. Các vấn đề liên quan dưới góc độ Luật Cạnh tranh
1. Vi phạm các điều cấm về hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh – Điều 6 và Điều 8
Với tư cách là cơ quan quản lý, Bộ GTVT cũng phải tuân thủ các nguyên tắc pháp luật quy định tại Luật Cạnh tranh 2018 (“Luật Cạnh tranh”). Khi ban hành chính sách quản lý, Bộ GTVT phải đảm bảo duy trì môi trường cạnh tranh tự do và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Bộ GTVT không được thực hiện bất kỳ hành vi nào gây cản trở cạnh tranh trên thị trường, trong đó có hành vi phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp. Việc Bộ GTVT áp dụng giá sàn đối với các tuyến bay nội địa có thể gây ra tác động phân biệt đối xử giữa hai nhóm doanh nghiệp hàng không nội địa khác nhau; do đó vi phạm điều cấm của Luật Cạnh tranh.
Một mặt, các hãng hàng không giá rẻ như VietJet Air đã đạt được vị thế và lợi thế cạnh tranh trên thị trường hàng không nhờ vào chính sách về giá vé và khuyến mại linh hoạt, hấp dẫn. Việc áp dụng mức giá sàn bắt buộc sẽ làm suy giảm phần lớn các lợi thế về kinh tế và tác động tiêu cực đến việc vận hành kinh doanh của các hãng này. Mặt khác, các doanh nghiệp hàng không chú trọng đến tiêu chuẩn chất lượng như VNA thường có mức giá vé cao hơn, điều này làm cho khách hàng phải cân đo giữa trải nghiệm của dịch vụ và chi phí bỏ ra. Nếu giá vé sàn được áp dụng chung cho tất cả các hãng dịch vụ hàng không, các doanh nghiệp với dịch vụ chất lượng cao cấp có thể dễ dàng hưởng lợi từ sự duy lý trí của khách hàng và khuynh hướng thị trường. Rõ ràng rằng, VNA là doanh nghiệp nhà nước với một phần lớn vốn góp từ ngân sách Nhà nước và là hãng hàng không quốc gia với chất lượng trải nghiệm hàng đầu trong mảng dịch vụ hàng không nội địa. Những tác động trái ngược đối với hai nhóm hãng hàng không nêu trên có thể được xem là sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước.
2. Áp đặt giá bán dịch vụ một cách bất hợp lý gây ra thiệt hại hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng) – Điều 24 và 27
Là một công ty dẫn đầu thị trường kinh doanh dịch vụ hàng không tại Việt Nam, VNA được coi là nắm giữ hơn 30% tổng thị phần, trở thành một trong các doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường nội địa, đồng thời là một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh. Khi được xác định là doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, VNA không được thực hiện hành vi “hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường […] gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng”. Chính sách áp dụng mức giá sàn cho khách hàng của các hãng hàng không có thể được hiểu là sẽ gây ra giới hạn thị trường dịch vụ hàng không (bằng cách loại trừ mạnh mẽ các hãng hàng không nội địa khác cung cấp dịch vụ với chi phí bình dân hơn) và theo đó, giới hạn khả năng lựa chọn của khách hàng.
Có thể thấy kể từ khi có sự gia nhập của các hãng hàng không giá rẻ trong nước như VietJet Air, sự phổ cập và ưa chuộng sử dụng máy bay làm phương tiện di chuyển trong thị trường nội địa đã gia tăng đáng kể. Phân khúc khách hàng phổ thông và bình dân đã bị thu hút và hấp dẫn bởi mức phí dịch vụ hợp lý và cạnh tranh. Chính sách áp giá sàn chắc hẳn sẽ buộc họ phải chịu phí dịch vụ cao hơn mà không có bất kỳ lựa chọn nào khác.

III – Các quy định pháp luật khác của Việt Nam
Luật Doanh nghiệp 2020 (“Luật Doanh nghiệp”) (Điều 5): Nhà nước bảo đảm không phân biệt đối xử giữa các hình thức sở hữu.
Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm chính sách công bằng, không phân biệt đối với các doanh nghiệp và chủ sở hữu, không phân biệt loại hình và thành phần kinh tế 5[5]. Do chính sách về giá sàn tại Dự thảo Thông tư đã được đề xuất bởi VNA và được cho là giải pháp cứu trợ mới nhất của Cục HKVN đối với những hoạt động kinh doanh khó khăn gần đây của VNA, chính sách này có thể bị coi là một sự vi phạm về trách nhiệm của Nhà nước được quy định tại Luật Doanh nghiệp.
Luật Giá 2012 (“Luật Giá”) (Điều 5, Điều 19): quản lý Nhà nước về giá; Nhà nước định giá.
Theo Luật Giá, Nhà nước phải quản lý giá theo cơ chế thị trường, tôn trọng quyền tự định giá và cạnh tranh của các doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng 6[6]. Đối với dịch vụ hàng không, Nhà nước chỉ có quyền xác định giá dịch vụ cụ thể đối với các dịch vụ hàng không được liệt kê, bao gồm dịch vụ cất, hạ cánh, dịch vụ điều hành bay, dịch vụ hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay, phục vụ hành khách, dịch vụ an ninh hàng không, v.v. Ngoài ra, khung giá được xác định cho “các dịch vụ hàng không khác”, không có các thuật ngữ như “giá tối thiểu” hoặc “giá vé máy bay” 7[7]. Do đó, chính sách giá sàn có khả năng cao đã vi phạm các quy định trên.
Luật Hàng không dân dụng 2006 (“Luật Hàng không dân dụng”): (Điều 5, Điều 12): Nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng
Chính sách áp dụng giá sàn cũng có khả năng vi phạm quy định của Luật Hàng không dân dụng. Về vấn đề cạnh tranh, Luật Hàng không dân dụng quy định các điều khoản nhằm khuyến khích cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp hàng không. Một trong những nguyên tắc chung của Luật Hàng không dân dụng quy định rằng việc cạnh tranh giữa các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế trong hoạt động hàng không dân dụng phải lành mạnh và bình đẳng8 [8]. Điều này phù hợp với các quy định liên quan của Luật Cạnh tranh đã nêu trên. Hơn nữa, Luật này cũng trực tiếp đề cập đến các quy định về cạnh tranh thông qua danh sách các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó bao gồm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh bị cấm trong hoạt động hàng không dân dụng 9[9].
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 (“Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”) (Điều 8): Quyền của người tiêu dùng
Theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quyền lựa chọn của người tiêu dùng là quyền chính đáng, cần phải được bảo vệ và tuân thủ bởi các doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ. Cụ thể, người tiêu dùng được quyền lựa chọn dịch vụ, nhà cung cấp và được quyết định theo nhu cầu và điều kiện thực tế của mình để tham gia giao dịch với các doanh nghiệp hàng không10 [10]. Trong khi đó, dường như chính sách giá sàn đối với vé máy bay đang hạn chế người tiêu dùng về các lựa chọn khả thi trên thị trường, gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích và sự tự do thực hiện quyền của người tiêu dùng theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Relevant topic: COMPETITION REPORT ON ECONOMIC CONCENTRATION CONTROL FROM 2019 TO 2021

Go to
  • Expertise
  • People
  • Cases
  • Courses