banner

HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI BIỆN PHÁP PHONG TỎA TÀI KHOẢN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP Ở VIỆT NAM: THỦ TỤC PHÁP LÝ, THÁCH THỨC VÀ CHIẾN LƯỢC KHẮC PHỤC |

HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI BIỆN PHÁP PHONG TỎA TÀI KHOẢN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP Ở VIỆT NAM: THỦ TỤC PHÁP LÝ, THÁCH THỨC VÀ CHIẾN LƯỢC KHẮC PHỤC

Đóng băng tài khoản/phong tỏa tài khoản là biện pháp khẩn cấp tạm thời quan trọng được coi là nền tảng trong giải quyết tranh chấp theo khuôn khổ pháp lý của Việt Nam. Thường được gọi“đóng băng tài khoản, biện pháp này giúp cho các bên tìm kiếm sự can thiệp đúng đắn, bảo vệ tài sản và củng cố việc giải quyết nhanh chóng các vụ việc, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành án. 

 

1. Cơ sở áp dụng biện pháp 

Biện pháp đóng băng tài khoản được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có bằng chứng cho thấy người có nghĩa vụ có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc cho việc thi hành án. [1] 

2. Điều kiện thực hiện 

2.1. Tiền bảo lãnh cho việc phong tỏa 

Việc thực hiện biện pháp đóng băng tài khoản đòi hỏi người yêu cầu phải nộp một khoản tiền bảo lãnh. Khoản tiền này tương đương với khoản tổn thất hoặc thiệt hại có thể xảy ra [2] và phải được gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng, theo khung thời gian do tòa án xác định.[3] Sau khi chấm dứt biện pháp khẩn cấp tạm thời, tòa án sẽ hoàn trả tiền bảo lãnh cho bên yêu cầu, trừ trường hợp tòa án xét thấy yêu cầu đó không có căn cứ, gây thiệt hại và buộc bên yêu cầu phải bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh.[4]  

Việc áp dụng phong tỏa tài khoản là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc cho việc thi hành án.

2.2. Chứng minh giá trị của tài khoản 

Bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải chứng minh giá trị của tài khoản bị yêu cầu phong tỏa, đồng thời phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của các tài liệu liên quan đến việc xác định giá trị tài khoản bị yêu cầu phong tỏa.[5] Quy định này áp đặt nghĩa vụ của bên yêu cầu trong việc xác định số tiền (tức là số dư tài khoản) trong tài khoản ngân hàng của bên có tài khoản bị yêu cầu phong tỏa. 

3. Thủ tục yêu cầu phong tỏa tài khoản 

Bên yêu cầu, theo thủ tục tố tụng, gửi văn bản yêu cầu tới tòa án có thẩm quyền kèm theo bằng chứng chứng minh sự cần thiết của việc phong tỏa tài khoản. Trong thời gian ba ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu, Thẩm phán sẽ đưa ra quyết định nhanh chóng về khoản tiền bảo lãnh cần thiết. Nếu yêu cầu phong tỏa tài khoản bị từ chối, thông báo từ chối bằng văn bản sẽ kèm theo lý do giải thích việc từ chối.[6] 

4. Các trường hợp biện pháp không thể áp dụng 

Biện pháp đóng băng tài khoản không được áp dụng trong các trường hợp khi việc áp dụng biện pháp này sẽ dẫn đến việc ngừng hoạt động kinh doanh [7] hoặc cản trở việc thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng tín dụng.[8] 

5. Những thách thức trong việc áp dụng biện pháp 

5.1. Không có hiện diện thương mại tại Việt Nam 

Các doanh nghiệp nước ngoài thiếu hiện diện thương mại tại Việt Nam sẽ phải đối mặt với những trở ngại đáng kể, khiến họ không thể mở tài khoản ngân hàng để nộp tiền bảo lãnh.[9] Việc tòa án từ chối các tài liệu bảo lãnh từ các pháp nhân nước ngoài nhấn mạnh sự cần thiết của sự hiện diện thương mại tại Việt Nam. 

5.2. Chứng minh giá trị của tài khoản 

Những thách thức thực tế liên quan đến việc chứng minh giá trị của tài khoản bị yêu cầu phong tỏa xuất phát từ các nguyên tắc bảo mật thông tin tài khoản của các ngân hàng. Các ngân hàng phải tuân thủ các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 [10] và chỉ tiết lộ những thông tin đó theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và tuân thủ các quy định của pháp luật.  

6. Vượt qua thách thức – Quan điểm từ kinh nghiệm của VCI Legal 

Trong các tình huống thực tế, bên yêu cầu có thể cung cấp cho tòa án giải trình chi tiết về những nỗ lực toàn diện của họ trong việc thu thập thông tin từ ngân hàng. Bằng chứng cần thiết bao gồm văn bản từ chối của ngân hàng hoặc bằng chứng cho thấy những nỗ lực không thành công của bên yêu cầu. 

VCI Legal đại diện cho khách hàng trên nhiều lĩnh vực pháp lý khác nhau, giải quyết các vụ việc bao gồm thương mại, doanh nghiệp, thương mại quốc tế, xây dựng, sở hữu trí tuệ và tranh chấp lao động tại tòa án và diễn đàn trọng tài của Việt Nam. Đội ngũ tranh tụng của chúng tôi, bao gồm các luật sư năng nổ chuyên về tranh tụng kinh doanh và dân sự, đã liên tục giành được thắng lợi tại các tòa án và trung tâm trọng tài. Nếu bạn gặp bất kỳ thách thức nào liên quan đến giải quyết tranh chấp tại Việt Nam, bao gồm yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, chúng tôi khuyến khích bạn liên hệ với Nhóm Giải quyết Tranh chấp tại VCI Legal để được hỗ trợ pháp lý chuyên nghiệp và hiệu quả. 

THÔNG TIN LIÊN LẠC: 

  • Nhóm giải quyết tranh chấp của VCI Legal 
  • Điện thoại: 028 3827 2029 
  • Email: contact@vci-legal.com  

 

Trích dẫn và tài liệu tham khảo trong bài viết: 

[1] Điều 124 Bộ luật tố tụng dân sự số: 92/2015/QH132015 ngày 25 tháng 11 năm 2015 (“BLTTDS 2015”) 

[2] Khoản 1 Điều 136 BLTTDS 2015 

[3] Khoản 2 Điều 136 BLTTDS 2015 

[4] Khoản 1 Điều 113 BLTTDS 2015 

[5] Khoản 2 Điều 12 Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP ngày 24 tháng 9 năm 2020 hướng dẫn một số biện pháp khẩn cấp của Bộ luật Tố tụng Dân sự (“Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP”) 

[6] Điều 133 BLTTDS 2015 

[7] Khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP 

[8] Khoản 3 Điều 4 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP 

[9] Căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư 23/2014/TT-NHNN, tổ chức được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam là “các tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm: là pháp nhân, công ty tư nhân, hộ kinh doanh và tổ chức khác được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật”. 

[10] Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010 

Go to
  • Expertise
  • People
  • Cases
  • Courses