banner

Gazprom gửi thư tuyên bố tình trạng bất khả kháng cho khách hàng tại Châu Âu |

Gazprom gửi thư tuyên bố tình trạng bất khả kháng cho khách hàng tại Châu Âu

Gazprom gửi thư tuyên bố tình trạng bất khả kháng cho khách hàng tại Châu Âu

Gazprom là tập đoàn năng lượng đa quốc gia thuộc sở hữu nhà nước của Nga. Năm 2016, Gazprom sản xuất 12% sản lượng khí đốt tự nhiên toàn cầu. Gazprom xuất khẩu khí đốt thông qua các đường ống mà công ty xây dựng, sở hữu, vận hành ở Nga và nước ngoài, chẳng hạn như đường ống Nord Stream và đường ống Turk Stream. Có nguồn tin cho rằng Gazprom đã viện dẫn điều khoản về tình trạng bất khả kháng trong thư gửi tới ít nhất ba đối tác châu Âu để tránh phải bồi thường vì đã giảm nguồn cung cấp khí đốt vào giữa tháng 7 năm nay.

Tình trạng bất khả kháng là một điều khoản cơ bản của hợp đồng giải phóng các bên khỏi trách nhiệm thực hiện các cam kết của họ trong trường hợp xảy ra các sự kiện bất khả kháng như chiến tranh, bão lụt hoặc hỏa hoạn nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty. Bằng cách viện dẫn điều khoản về tình trạng bất khả kháng, Gazprom khẳng định rằng họ sẽ không chịu trách nhiệm nếu vi phạm thoả thuận cung cấp khí đốt đến châu Âu trong bối cảnh chiến tranh ở Ukraine.

Việc cung cấp khí đốt qua đường ống Nord Stream đã bị tạm dừng kể từ ngày 11 tháng 7 do đường ống này được bảo trì theo lịch trình – nhưng ngay cả trước đó, dòng khí đốt từ Nga sang Châu Âu đã chậm lại đáng kể. Gazprom đã cắt giảm việc cung cấp khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 xuống còn 40% công suất vào ngày 14 tháng 6, ngày mà Gazprom sau đó đã chỉ ra là ngày bắt đầu sự cố bất khả kháng.

Dòng chảy phương Bắc 2: Ẩn số giữa khủng hoảng khí đốt ở châu Âu | VOV.VN

Châu Âu lo ngại Moscow có thể dừng hoạt động các đường ống để trả đũa các lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga về cuộc chiến ở Ukraine, làm gia tăng cuộc khủng hoảng năng lượng vốn đang đẩy khu vực vào suy thoái.

Tập đoàn năng lượng khổng lồ Uniper của Đức đã bác bỏ những tuyên bố của Gazprom. Một phát ngôn viên của Uniper cho biết những lý do mà công ty dầu khí Nga đưa ra là vô lý.

Dưới góc độ luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Viên về Mua bán hàng hóa quốc tế (viết tắt là CISG), thuật ngữ “bất khả kháng” không được đề cập mà chỉ đưa ra khái niệm “trở ngại” mà bên vi phạm gặp phải (theo Điều 79.1 của CISG), có thể miễn cho bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ của mình. Theo đó, các yếu tố cấu thành “trở ngại” bao gồm: (i) nằm ngoài tầm kiểm soát; (ii) không thể thấy trước hậu quả và không thể tránh được hoặc không thể vượt qua được cũng như (iii) không thể khắc phục được.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, theo Bộ luật Dân sự 2015, sự kiện bất khả kháng là “Sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Sự kiện bất khả kháng, theo quy định tại Điều 156, bao gồm ba dấu hiệu sau: (i) khách quan; (ii) không lường trước được; và (iii) không thể giải quyết hoặc khắc phục được.

Như vậy, có thể thấy thuật ngữ “sự kiện bất khả kháng” theo pháp luật Việt Nam khá tương đồng với thuật ngữ “trở ngại” trong CISG. Tuy nhiên, theo bất kỳ văn bản pháp lý nào của Việt Nam hoặc nước ngoài, một bên chỉ thực sự được miễn trừ các nghĩa vụ pháp lý khi “sự kiện bất khả kháng” hoặc “trở ngại” được cơ quan có thẩm quyền công nhận và cho phép áp dụng.

 

 

Go to
  • Expertise
  • People
  • Cases
  • Courses