banner

GÓC NHÌN VỀ HOẠT ĐỘNG CHÀO BÁN LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG (“IPO”) VÀ NIÊM YẾT CỔ PHIẾU CỦA VINFAST |

GÓC NHÌN VỀ HOẠT ĐỘNG CHÀO BÁN LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG (“IPO”) VÀ NIÊM YẾT CỔ PHIẾU CỦA VINFAST

I. Lộ trình đến với IPO của VinFast

  • Tháng 4/2021, tập đoàn Vingroup (“Vingroup”) và Tập đoàn Đầu tư Việt Nam (“VIG”) đã mua 100% cổ phần Công ty Fiscus Consultancy Pte.Ltd – công ty được thành lập và hoạt động theo luật pháp Singapore. Công ty này sau đó đã được đổi tên thành VinFast Trading and Investment Pte.Ltd. (“VinFast Singapore”). VinFast Singapore dự tính sẽ đổi tên thành VinFast Auto Ltd. sau khi đơn đăng ký phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng có hiệu lực.[1]
  • Ngày 3/12/2021, Hội đồng quản trị Vingroup đã phê duyệt việc chuyển nhượng toàn bộ 51,52% cổ phần trong Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast (“VinFast Việt Nam”) cho VinFast Singapore và qua đó VinFast Singapore trở thành công ty mẹ nắm giữ VinFast Việt Nam (sau đây sẽ gọi chung là “VinFast“). Tính đến ngày 30/9/2022, VinFast Singapore có ba cổ đông sở hữu, cụ thể là Vingroup (51,52%), VIG (33,48%) và Asian Star Trading & Investment (15%).
  • Tháng 3/2022, VinFast ký thỏa thuận ghi nhớ với Bang North Carolina (Hoa Kỳ) về việc xây dựng nhà máy sản xuất với khoản đầu tư trị giá 2 tỷ đô la Mỹ.
  • Ngày 9/4/2021, VinFast Singapore đã nộp dự thảo hồ sơ niêm yết sơ bộ theo mẫu F-1 lên Ủy ban Giao dịch Chứng Khoán Hoa Kỳ (“SEC”) để đề xuất chào bán cổ phiếu phổ thông ra công chúng.
  • Ngày 25/11/2022, VinFast kỷ niệm một dấu mốc đáng ghi nhớ trong sự nghiệp kinh doanh khi lần đầu tiên xuất khẩu các mẫu sản phẩm xe điện mới phát triển của mình đến với thị trường Hoa Kỳ, đồng thời thông báo rằng còn có hàng nghìn khoản cọc không hủy ngang khác đang được chuẩn bị cho các giao dịch trong năm tiếp theo.
  • Ngày 07/12/2022, VinFast Singapore đã chính thức nộp hồ sơ đăng ký theo Mẫu F-1 lên SEC để phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Sau khi tiến hành IPO, VinFast dự kiến niêm yết cổ phiếu phổ thông trên sàn Nasdaq Global Select Market với mã “VFS”, là sàn niêm yết có điều kiện khắt khe và tiêu chuẩn cao hơn so với hai sàn giao dịch Nasdaq khác là Nasdaq Global Market và Nasdaq Capital Market.

Ngoài ra, dựa trên bản cáo bạch chính thức của VinFast đã công bố, có thể quan sát được một số điểm nổi bật về quá trình tiếp cận thị trường Hoa Kỳ của họ:

  • Khi IPO tại Hoa Kỳ, VinFast dự tính sẽ chỉ bán từ 5 – 10% cổ phần, nghĩa là các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chỉ nắm giữ tối đa 10% vốn điều lệ công ty.
  • Citigroup Global Markets Inc., Morgan Stanley & Co. LLC, Credit Suisse Securities (USA) LLC và J.P. Morgan Securities LLC sẽ tham gia với vai trò các đơn vị đại diện dựng sổ chính, đại diện bảo lãnh phát hành cho đợt chào bán được đề xuất.
  • BNP Paribas Securities Corp., HSBC Securities (USA) Inc., RBC Capital Markets, LLC và Wolfe/ Nomura Alliance cũng sẽ tham gia làm các nhà đồng sáng lập. Robert W. Baird & Co. Incorporated sẽ đóng vai trò đồng quản lý.

 

II. Một số nhận xét nhìn từ trường hợp của VinFast

Có nhiều lý do của việc VinFast đã quyết định thực hiện IPO tại Hoa Kỳ thông qua một công ty tại Singapore. VinFast lựa chọn tiến hành niêm yết thông qua VinFast Singapore bởi cho dù quy định pháp luật Việt Nam vẫn cho phép các công ty Việt Nam tiến hành IPO ở nước ngoài, bao gồm ở Hoa Kỳ, nhưng các quy định hướng dẫn chi tiết cũng như sự liên thông đối với khung pháp lý và thị trường tại Hoa Kỳ vẫn chưa đầy đủ. Trong khi đó, Singapore là một đầu mối hiện đã sẵn có những sự liên thông này.

Hiện nay vẫn còn một số rào cản nhất định đối với việc doanh nghiệp Việt Nam niêm yết ở sàn giao dịch nước ngoài. Ví dụ là, quy định về hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với một số ngành nghề kinh doanh là một điểm kém hấp dẫn đầu tư khiến cho các doanh nghiệp trong nước khó thực hiện phát hành cổ phiếu và niêm yết ở nước ngoài hơn.

Một rào cản khác cho các doanh nghiệp Việt Nam khi IPO và niêm yết trên sàn nước ngoài là những khó khăn để đáp ứng và điều chỉnh theo được các quy định và tiêu chuẩn của các thị trường chứng khoán ở nước sở tại, cụ thể hơn là sự khác biệt trong các quy định về chuẩn mực kế toán, kiểm toán và quản trị doanh nghiệp. Hiện nay, các sàn giao dịch Hoa Kỳ đang áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (“IFRS”), trong khi đó, Chính phủ Việt Nam đang xúc tiến quá trình điều chỉnh và tuân thủ về khung quy định trong nước về khía cạnh này. Cho đến năm 2025 thì các công ty niêm yết trong nước mới bắt buộc phải áp dụng và tuân thủ theo chuẩn mực IFRS.

Ngoài ra, câu chuyện về IPO từ VinFast cũng đem đến cho các doanh nghiệp trong nước khác những khuyến nghị có ích và cần thiết cho tiềm năng của họ nếu muốn tiến vào thị trường chứng khoán ở nước ngoài.

  • Có sự hiểu biết và chiến lược chuẩn bị kỹ lưỡng

Việc lập ra kế hoạch và chuẩn bị cho quá trình này cần phải được tuân thủ bởi sự thực thi. Đơn cử như là một lộ trình nhằm giảm bớt sự hỗ trợ thông qua việc sở hữu của Vingroup cũng như việc chọn lựa một cấu trúc công ty phù hợp với một pháp nhân có quốc tịch Singapore là minh chứng của một kế hoạch kỹ càng. Ngoài ra, khi VinFast quyết định sẽ niêm yết tại sàn Nasdaq, họ có thể chuyển sự quan tâm về việc thoát lỗ lũy kế sang các điều kiện khác có thể đảm bảo tuân thủ như mức vốn hóa thị trường, định giá cổ phiếu. v.v. Đồng thời, Nasdaq có các điều kiện IPO dễ dàng và thoáng hơn là Sàn giao dịch chứng khoán New York (“NYSE”).

  • Các đối tác liên kết

Sự góp mặt cùng tham gia từ các tổ chức đầu tư có tên tuổi được xem là một yếu tố thuận lợi cho một vụ IPO quốc tế nhiều tham vọng. Trong trường hợp của VinFast, các tên tuổi lớn đã góp mặt để trở thành những nhà bảo lãnh phát hành, nhà cung cấp, kế toán, đồng sáng lập trong bản cáo bạch của họ. Hơn thế nữa, VinFast cho thấy rằng họ rất nghiêm túc và có mục tiêu rõ ràng trong việc gia nhập một thị trường chứng khoán phức tạp như tại Hoa Kỳ. Họ cũng thể hiện các khía cạnh minh bạch và rõ ràng của họ về cả điểm mạnh và những khó khăn gặp phải với sự diễn giải chi tiết để cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư chuyên nghiệp tại Hoa Kỳ có thể nhận diện những rủi ro tiềm ẩn và tăng thêm sự thu hút để tiến hành đầu tư vào công ty. Ngược lại, nếu các thông tin được công bố quá hào nhoáng hoặc được “tô vẽ” quá mơ hồ nhằm che giấu điều gì đó bên dưới lớp mặt nạ, nhà đầu tư có thể sẽ cảm thấy thiếu thuyết phục và thiếu dữ kiện để quyết định đầu tư.

  • Sự nhạy bén với các thời cơ đến từ sự vận động của nền kinh tế và thị trường

Thị trường IPO của Hoa Kỳ đã đạt kỷ lục vào năm 2021 cùng với sự vươn lên từ mô hình của các công ty đặc biệt cho mục đích thâu tóm (“SPAC”) đối với IPO. Tuy nhiên, vào năm 2022, thị trường Mỹ đã trải qua những khó khăn của nền kinh tế trong nước với các chính sách mới điều chỉnh về SPAC và lãi suất. Ngoài ra, diễn biến của dịch COVID và cuộc khủng hoảng Ukraine-Nga trên thế giới và những trở ngại đối với các công ty Trung Quốc tham gia IPO tại Mỹ đã dẫn đến sự trì trệ và giảm sút của làn sóng IPO, nhưng đồng thời lại mở ra động lực và cơ hội cho các công ty đến từ các quốc gia mới nổi khác để tiến hành IPO.

Go to
  • Expertise
  • People
  • Cases
  • Courses
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh