banner

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN, TÀI TRỢ KHỦNG BỐ VÀ TÀI TRỢ PHỔ BIẾN VŨ KHÍ HỦY DIỆT HÀNG LOẠT GIAI ĐOẠN 2021 – 2025 |

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN, TÀI TRỢ KHỦNG BỐ VÀ TÀI TRỢ PHỔ BIẾN VŨ KHÍ HỦY DIỆT HÀNG LOẠT GIAI ĐOẠN 2021 – 2025

Ngày 05/08/2022, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 941/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt giai đoạn 2021 – 2025 (“Kế hoạch”). Kế hoạch này thay thế Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố giai đoạn 2015-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 2112/QĐ-TTg ngày 25/11/2014.

Kế hoạch có ba mục tiêu tổng quát, gồm:

  • Xây dựng một cơ chế phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (“PCRT/TTKBB/TTPBVKHDHL”) có hiệu quả ở Việt Nam vì nền hòa bình, ổn định, phát triển và hội nhập;
  • Thực hiện trách nhiệm thành viên của Việt Nam trong Nhóm châu Á – Thái Bình Dương về chống rửa tiền (“APG”); và
  • Bảo vệ tốt nhất lợi ích của quốc gia, của các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế, góp phần phòng, chống tội phạm tham nhũng, rửa tiền, TTKB, TTPBVKHDHL, tăng cường sự ổn định của các tổ chức tài chính và các đối tượng báo cáo khác, góp phần bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đồng thời, Kế hoạch cũng xác định rõ các mục tiêu cụ thể cho giai đoạn 2021-2025, gồm:

  • hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL;
  • nâng cao hiệu quả các công tác đánh giá rủi ro quốc gia, thanh tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử, thu hồi tài sản, v.v. liên quan đến PCRT/TTKB/ TTPBVKHDHL, đặc biệt là trong lĩnh vực có rủi ro cao;
  • đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo, nâng cao kiến thức nghiệp vụ chuyên môn về PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL;
  • tăng cường phối hợp, trao đổi liên bộ, ngành;
  • tăng cường hợp tác quốc tế về trao đổi, chia sẻ thông tin, ký kết các Biên bản ghi nhớ với nước ngoài, gia nhập các tổ chức khu vực và quốc tế về PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL;
  • thực hiện tốt nghĩa vụ thành viên của Việt Nam trong APG.

Để hiện thực hoá các mục tiêu trên, Kế hoạch đã đặt ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cũng như xác định những hành động cụ thể mà các bộ, ban, ngành liên quan cần thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 dựa trên khuyến nghị của APG.

Một số hành động cụ thể

Một, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về PCRT/TTKB/ TTPBVKHDHL như:

  • Hai văn bản luật chuyên ngành (Luật Phòng, chống Rửa tiền và Luật Phòng, chống Khủng bố) và các văn bản hướng dẫn;
  • Bộ luật Hình sự: quy định về các tội danh về rửa tiền, TTKB, TTPBVKHDHL và trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân phi thương mại;
  • Luật Kinh doanh bất động sản: quy định đảm bảo giao dịch mua bán, kinh doanh bất động sản thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt;
  • Quy định về thực hiện, thu thập, cập nhật, lưu giữ thông tin chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp;
  • Quy định xử phạt vi phạm hành chính về PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL trong tất cả các ngành nghề có liên quan; và
  • Quy định về tài sản liên quan đến TTKB, TTPBVKHDHL, có thể kể đến các căn cứ xác định tài sản liên quan và hướng dẫn về đóng băng/bãi bỏ việc đóng băng tài sản (bao gồm quyền đóng băng không chậm trễ và không cần thông báo trước).

Hai, sau khi nghiên cứu tính khả thi, đề xuất việc xây dựng cơ chế thu hồi tài sản không qua thủ tục kết tội tại Việt Nam;

Ba, nghiên cứu việc PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL đối với lĩnh vực tiền ảo và tài sản ảo;

Bốn, thực hiện đăng tải công khai thông tin thành lập các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

Go to
  • Expertise
  • People
  • Cases
  • Courses
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh