banner

KHUÔN KHỔ KINH TẾ ẤN ĐỘ DƯƠNG – THÁI BÌNH DƯƠNG VÌ SỰ THỊNH VƯỢNG (IPEF) – LỰA CHỌN CỦA VIỆT NAM |

KHUÔN KHỔ KINH TẾ ẤN ĐỘ DƯƠNG – THÁI BÌNH DƯƠNG VÌ SỰ THỊNH VƯỢNG (IPEF) – LỰA CHỌN CỦA VIỆT NAM

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cùng Tổng Thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong Lễ công bố khởi động thảo luận Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF) tại Tokyo, Nhật Bản vào ngày 23/5/2022 Ảnh: Twitter

Giới thiệu 

Vào ngày 23/5/2022, nhân chuyến thăm Nhật Bản, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã khởi động buổi thảo luận về một sáng kiến kinh tế mới có tên “Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (“IPEF”). Buổi triển khai IPEF chính thức được tổ chức với hình thức kết hợp tại Tokyo, Nhật Bản. Ngay sau đó, Fiji tỏ ý mong muốn tham gia khuôn khổ này, nâng tổng số thành viên hiện tại lên 14 thành viên. Đây được cho là kế hoạch của Hoa Kỳ nhằm đảm bảo và tăng cường sự ảnh hưởng của mình tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (hay còn được gọi là TPP hoặc CPTPP) vào đầu năm 2017. Với khuôn khổ kinh tế mới này, Việt Nam và các quốc gia khác hi vọng có thể củng cố và phát triển nền kinh tế số, nâng cao khả năng cạnh tranh và thích ứng bền vững để mang lại sự thịnh vượng cho quốc gia và khu vực. 

 

1. IPEF là gì?

IPEF là một khuôn khổ do Hoa Kỳ lãnh đạo để các nước tham gia củng cố các mối quan hệ của họ, tham gia vào các vấn đề kinh tế và thương mại quan trọng mà khu vực quan tâm, chẳng hạn như xây dựng các chuỗi cung ứng có khả năng phục hồi sau đại dịch. 

IPEF được xây dựng là một “nền tảng mở”, không yêu cầu các quốc gia thành viên phải loại bỏ rào cản thương mại cho các thành viên khác, do đó khuôn khổ này không yêu cầu quốc hội các nước phê chuẩn.  

Ngoài ra, các thành viên có thể lựa chọn cam kết trong một vài hoặc tất cả 4 trụ cột mà quốc gia đó xem là phù hợp với mục tiêu phát triển của mình. Có thể cho rằng đây là một khuôn khổ kinh tế hoàn toàn mới và khác xa với các hiệp định thương mại tự do. Theo Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan, đây sẽ là cuộc đàm phán về kinh tế đầu tiên của Hoa Kỳ. 

 

2. Tại sao Hoa Kỳ lại nghĩ ra sang kiến này? 

Để bù đắp cho sự rút khỏi TPP (hay CPTPP), vào tháng 12/1/2021, Khung chiến lược của Hoa Kỳ đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương được tiết lộ bởi vì “An ninh và thịnh vượng của Hoa Kỳ phụ thuộc vào quyền tiếp cận mở và tự do đối với khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương”. Trong văn bản chính thức của Hoa Kỳ về chiến lược này, kế hoạch của Hoa Kỳ là xây dựng chiến lược để kiềm hãm sự ảnh hưởng của Trung Quốc lên khu vực, tang cường liên kết với các đồng minh và thúc đẩy sự hợp tác với các nước ASEAN cũng như nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực2. Các thành viên đầu tiên của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đại diện cho hơn 60% dân số thế giới và 40% GDP toàn cầu. Trong 30 năm nữa, khu vực này được kỳ vọng sẽ đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng thế giới3.. Vì thế, nếu IPEF được đàm phán thành công, điều này mang lại lợi ích cho không chỉ khu vực mà còn cả thể giới. Các quốc gia thành viên, đặc biệt là ASEAN, đều trông đợi nguồn vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào thương mại và kinh tế, và ngược lại, Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cũng có tầm quan trọng chiến lược đối với Hoa Kỳ. 

 

3. Điểm khác nhau giữa IPEF với CPTPP, RCEP5 

CPTPP và RCEP đều là các Hiệp định Thương mại Tự do, do đó mục đích của chúng là nhằm dỡ bỏ rào cản thương mại hoặc giảm thuế quan, nhưng IPEF thì không. 

IPEF được gọi là “khuôn khổ” vì mục đích của sáng kiến này là tập trung vào hợp tác giữa các quốc gia, nhằm tăng cường sự hợp tác trong các lĩnh vực khác với các cam kết thương mại trong một FTA truyền thống, cụ thể bao gồm 4 trụ cột6: 

  • Kinh tế kết nối, trong đó bao gồm các chủ đề thương mại công bằng và linh hoạt, bao gồm bảy chủ đề phụ về lao động, môi trường và khí hậu, nền kinh tế kỹ thuật số, nông nghiệp, minh bạch và các thông lệ quản lý tốt, chính sách cạnh tranh và tạo thuận lợi thương mại; 
  • Kinh tế đàn hồi, bao gồm các chủ đề về khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng; 
  • Kinh tế sạch, bao gồm các chủ đề về cơ sở hạ tầng, năng lượng sạch và phi cacbon hóa; 
  • Kinh tế Công bằng, bao gồm các chủ đề về thuế và chống tham nhũng; 

Các trụ cột của IPEF tuy là về kinh tế nhưng không nhằm mục đích thúc đẩy toàn cầu hóa. Mục đích chính của IPEF là khai thác các khía cạnh khác của nền kinh tế để tăng cường chuỗi cung ứng, xây dựng và phát triển một nền kinh tế sạch và công bằng. 

Chính vì vậy, IPEF sẽ không giúp các quốc gia thành viên tăng xuất khẩu vào Hoa Kỳ như họ mong đợi. Thay vào đó, khuôn khổ này hi vọng sẽ giúp các quốc gia kết nối với nhau theo một phương thức hợp tác mới, thay vì chỉ đơn thuần là xuất khẩu hàng hóa. 

 

4. Lợi ích của Việt Nam khi tham gia vào IPEF 

IPEF sẽ là hiệp ước thương mại lớn lần thứ ba có sự tham gia của Việt Nam, Australia và New Zealand bên cạnh CPTPP và RCEP. Tham gia vào một khuôn khổ với nhiều lĩnh vực mới sẽ tăng cường mối quan hệ giữa các quốc gia. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ gây ra khó khăn khi các quốc gia này thảo luận về các lĩnh vực đã có trong các hiệp định trước đây. 

Bên cạnh đó, IPEF tạo ra một khuôn khổ để các quốc gia hợp tác và thiết lập nền tảng chung. Bốn trụ cột của IPEF định hình các ngành kinh tế chủ chốt hướng đến một tương lai bền vững và cạnh tranh. Điều này phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam. 

 

5. Quan điểm của Việt Nam đối với IPEF7 

Việt Nam chỉ vừa tham gia khởi động quá trình thảo luận để hiểu rõ hơn về IPEF. Chúng ta sẽ phải chờ các chi tiết cụ thể hơn để xác định vai trò của IPEF trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và 13 nước đối tác trong khuôn khổ này. 

Go to
  • Expertise
  • People
  • Cases
  • Courses
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh