banner

QUY ĐỊNH MỚI VỀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG |

QUY ĐỊNH MỚI VỀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG

Nghị định 112/2021/NĐ-CP của Chính phủ (“Nghị định 112”) quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Luật số 72/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006). Nghị định 112 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
Dưới đây là một số điểm đáng chú ý của Nghị định mới này.
1. Quy định mới về yêu cầu chuyên môn đối với Doanh nghiệp dịch vụ
Theo quy định tại Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụđưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (“Doanh nghiệp Dịch vụ”) gồm việc phải có đủ số lượng nhân viên chuyên nghiệp để thực hiện các công việc bắt buộc. Chương III của Nghị định 112 đã quy định chi tiết các yêu cầu chuyên môn đối với nhân viên trong Doanh nghiệp Dịch vụ đưa người lao động sang các nước cụ thể như Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản.
Ví dụ, khi đưa người lao động đi làm việc tại Đài Loan và Nhật Bản, phải có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ (có ít nhất 01 năm kinh nghiệm) thực hiện hoạt động tìm kiếm, phát triển thị trường lao động nước ngoài có năng lực ngoại ngữ tiếng Trung đạt HSK5, tiếng Nhật tối thiểu N2 (chuẩn JLPT) hoặc tương đương.
Doanh nghiệp Dịch vụ phải có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thường trực ở nước ngoài để thực hiện hoạt động quản lý người lao động với trình độ tiếng Trung đạt HSK5 trở lên, tiếng Nhật tối thiểu N2 (chuẩn JLPT) hoặc tương đương và có và ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận

2. Quy định về yêu cầu ký quỹ
2.1. Ký quỹ của Doanh nghiệp Dịch vụ tại Ngân hàng tại Việt Nam
Doanh nghiệp Dịch vụ phải ký quỹ 2.000.000.000 đồng (Hai tỷ đồng) tại ngân hàng Việt Nam hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp phép và hoạt động tại Việt Nam. Trước Nghị định 112, mức ký quỹ là 1.000.000.000 (Một tỷ đồng) và Doanh nghiệp Dịch vụ chỉ được ký quỹ tại các ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam (Điều 10 Nghị định 38/2020/NĐ-CP).
Ngoài ra, Nghị định 112 cũng có một quy định mới được bổ sung: Doanh nghiệp Dịch vụ giao nhiệm vụ cho chi nhánh thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sẽ phải ký quỹ thêm 500.000.000 đồng (Năm trăm triệu đồng) cho mỗi chi nhánh.
2.2. Ký quỹ của người lao động Việt Nam cho Doanh nghiệp Dịch vụ
Tiền ký quỹ của người lao động Việt Nam được sử dụng để bồi thường thiệt hại nếu có do người lao động gây ra cho Doanh nghiệp Dịch vụ.
Doanh nghiệp Dịch vụ và người lao động thỏa thuận số tiền ký quỹ, trong đó tiền ký quỹ không vượt quá mức trần quy định tại Nghị định 112.
2.3. Ký quỹ của người lao động Việt Nam cho Đơn vị sự nghiệp công lập
Tiền ký quỹ của người lao động Việt Nam sau khi thỏa thuận với Đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng để bồi thường thiệt hại do người lao động gây ra (nếu có) cho Đơn vị sự nghiệp công lập theo hợp đồng đưa người lao động Việt Nam làm việc tại Việt Nam.
Khoản tiền ký quỹ này sẽ được hoàn lại sau khi xác định đầy đủ rằng người lao động không có lỗi và không gây ra bất kỳ thiệt hại nào cho Đơn vị sự nghiệp công lập

 

Go to
  • Expertise
  • People
  • Cases
  • Courses