banner

QUY HOẠCH MỚI VỀ HỆ THỐNG ĐƯỜNG BỘ QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 |

QUY HOẠCH MỚI VỀ HỆ THỐNG ĐƯỜNG BỘ QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030

Giới thiệu
Vào giữa tháng 8 năm 2021, Bộ Giao thông Vận tải (“GTVT”) đã trình Tờ trình số 7066 / TTr-GTVT (“Tờ trình 7066”) lên Thủ tướng Chính phủ (“Thủ tướng Chính phủ”) của Việt Nam, đề xuất phê duyệt hệ thống mạng lưới đường bộ toàn quốc cũng như các dự án công trình trọng điểm giai đoạn 2021 – 2030. Tờ trình 7066 có các số liệu chi tiết và mục tiêu cụ thể để phản ánh tiến độ và nỗ lực của Bộ GTVT trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống mạng lưới giao thông đường bộ quốc gia. Mới đây, ngày 1/9/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ (thay mặt Thủ tướng Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 1454 / QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (“Quyết định 1454”).

Các quyết định và phê duyệt đáng chú ý về hệ thống mạng lưới đường bộ quốc gia
Đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ quyết định đặt mục tiêu phát triển từng bước để đạt được một hệ thống giao thông đồng bộ cùng với một số dự án chất lượng cao, nhằm dần giảm thiểu tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường. Những mục tiêu này góp phần đưa Việt Nam vươn lên trở thành một nước đang phát triển có nền công nghiệp hiện đại và thu nhập trung bình cao.
Về cơ sở hạ tầng, Bộ GTVT đặt mục tiêu hình thành hệ thống đường bộ cao tốc kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị, các vùng kinh tế trọng điểm, cảng biển và sân bay quốc tế. Bộ cũng nhắm đến việc tập trung cải tạo, nâng cấp chất lượng hệ thống đường bộ, đặc biệt là các tuyến quốc lộ và các tuyến đường kết nối với các đầu mối vận tải chính (cảng đường thủy nội địa, sân bay, nhà ga đường sắt) chưa có kết nối với tuyến cao tốc song hành. Dự kiến, việc xây dựng sẽ phấn đấu hoàn thành khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2030.
Ngân sách đầu tư cho hệ thống mạng lưới đường bộ quốc gia đến năm 2030 được tính toán chiếm khoảng 48% nhu cầu của toàn ngành. Theo Quyết định 1454, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt vốn đầu tư dự kiến của mạng lưới đường bộ đến năm 2030 khoảng 900.000 tỷ đồng, bao gồm nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác. Đối với các dự án đầu tư được quy hoạch sau năm 2030, khi các địa phương có nhu cầu phát triển phục vụ kinh tế – xã hội và đáp ứng yêu cầu về nguồn lực thì có thể báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận sớm.
Ngoài ra, Quyết định 1454 đưa ra các giải pháp về huy động và phân bổ vốn đầu tư. Các hoạt động xúc tiến đầu tư theo phương thức đối tác công tư (“PPP”) được khuyến khích, đồng thời yêu cầu các thủ tục đầu tư và việc cung cấp thông tin phải minh bạch, kịp thời và đơn giản. Đối với kiến nghị của Bộ GTVT tại Tờ trình 7066, Quyết định 1454 hướng dẫn tất cả địa phương cần tiến hành nghiên cứu và triển khai cơ chế thu tiền từ việc sử dụng các quỹ đất dọc theo hai bên tuyến đường bộ để đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ. Ngoài ra, việc sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đầu tư bằng nguồn ngân sách Nhà nước thông qua hình thức chuyển nhượng quyền phải được thực hiện một cách hiệu quả.

Một số công trình trọng điểm trong giai đoạn 2021-2030 và sau này
Theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, các dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021-2030 bao gồm:
i. Tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông từ Lạng Sơn đến Cà Mau dài 2,063km; các tuyến đường cao tốc liên vùng kết nối ở khu vực phía Bắc, miền Trung với Tây Nguyên, Đông Nam Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long;
ii. Các tuyến đường vành đai và các tuyến kết nối với Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh;
iii. Các tuyến Quốc lộ chính yếu kết nối quốc tế hoặc kết nối liên vùng.
Đối với các dự án xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ khác, Quyết định 1454 quy định chi tiết tại bốn Phụ lục liên quan cho các danh mục được quy hoạch của mạng lưới đường bộ cao tốc và hệ thống giao thông đường bộ toàn quốc.
Ngoài ra, theo đề xuất tại Tờ trình 7066, Bộ GTVT liệt kê 25 hạng mục dự án ưu tiên đầu tư cho đến năm 2025, bao gồm có bốn đoạn tuyến thành phần của cao tốc Bắc Nam phía Đông, các Tuyến Vành đai số 3 và số 4 của Thành phố Hồ Chí Minh, các Tuyến Vành đai Số 4 và số 5 của Hà Nội, v.v.
Trong dài hạn, định hướng đến năm 2050, mạng lưới đường bộ sẽ được hoàn thiện, đồng bộ và hiện đại hóa trên toàn quốc. Ngoài ra, phải đảm bảo sự kết nối hiệu quả giữa các phương thức vận tải khác nhau, cũng như nâng cao chất lượng vận tải và dịch vụ bảo đảm an toàn và chi phí hợp lý.

Relevant topic: E-COMMERCE DEVELOPMENT IN VIETNAM DURING 2021 – 2025

Go to
  • Expertise
  • People
  • Cases
  • Courses