banner

QUY ĐỊNH MỚI VỀ BÃI BỎ TỶ LỆ NỘI ĐỊA HÓA Ô TÔ – THÔNG TƯ 11 |

QUY ĐỊNH MỚI VỀ BÃI BỎ TỶ LỆ NỘI ĐỊA HÓA Ô TÔ – THÔNG TƯ 11

Từ ngày 1/10/2022, Việt Nam loại bỏ các quy định về phương pháp xác định Tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô sau gần 20 năm áp dụng. Cụ thể Bộ Khoa học và Công nghệ (“BKHCN”) ban hành Thông tư 11/2022/TT-BKHCN bãi bỏ 3 văn bản bao gồm, Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN ban hành ngày 01 tháng 10 năm 2004 (“Quyết định 28”), Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN  ban hành ngày 11 tháng 5 năm 2005 và Thông tư số 05/2012/TT-BKHCN ban hành ngày 12 tháng 3 năm 2012.

Localization-ratio rules in auto manufacturing remains controversial

  1. Tỷ lệ nội địa hóa ô tô là gì?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 2 Quyết định 28, tỷ lệ nội địa hóa là số điểm của các linh kiện nội địa hóa so với tổng số điểm của ô tô nguyên chiếc. Việc xác định tỷ lệ nội địa hóa ô tô là cơ sở để xác định mức độ rời rạc của linh kiện để được hưởng thuế suất ưu đãi. Điều này có nghĩa là chia nhỏ cụm linh kiện nhập khẩu và cố gắng đưa các linh kiện do Việt Nam sản xuất vào cụm linh kiện đó để tách biệt và hỗ trợ sản xuất trong nước. Vì vậy, các linh kiện phải rời rạc và liệt kê hàng trăm chi tiết. Tỷ lệ nội địa hóa sẽ được tính dựa trên tất cả các linh kiện.

Theo Bộ Công Thương (“BCT”), trên thực tế, chưa có doanh nghiệp nào được hưởng ưu đãi theo chính sách khuyến khích hỗ trợ theo phương pháp tỷ lệ nội địa hóa đối với linh kiện ô tô.

Vì vậy, trong văn bản gửi Bộ KHCN mới đây, Lãnh đạo BCT cho rằng, phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa hiện nay không phản ánh đầy đủ về giá trị, hàm lượng công nghệ chuyển đổi linh kiện trên ô tô nguyên chiếc.

  1. Ý nghĩa của bãi bỏ tỷ lệ nội địa hóa ô tô:

Với cách tính tỷ lệ nội địa hóa hiện nay, Việt Nam khó có thể sản xuất ra chiếc xe có chất lượng cao. Bởi vì cách tính này đánh giá thấp những bộ phận quan trọng trên xe, còn những bộ phận không quan trọng lại được tính toán giá trị tỷ lệ cao. Thay đổi phương pháp tính tỷ lệ nội địa hóa cũng giúp đặt ra yêu cầu cao hơn đối với các nhà sản xuất ô tô từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm với công nghệ tiên tiến nhất.

Mặt khác, việc bãi bỏ các quy định trên không chỉ nhằm mục đích bảo đảm tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mà còn nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn, phù hợp với tiêu chuẩn chung của khu vực và quốc tế.

Với xu hướng công nghệ ngày càng phát triển, các tính năng, linh kiện trên ô tô cũng ngày càng được đổi mới, hiện đại và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị của ô tô. Việc duy trì quy định này sẽ đưa ra nhiều khó khăn trong việc xác định tỷ lệ nội địa hóa ô tô.

Mặt khác, theo Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), việc bỏ quy định về cách tính tỷ lệ nội địa hóa ô tô sẽ giúp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước duy trì sản xuất trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt với ô nhập khẩu nguyên khối từ ASEAN với thuế suất 0% từ năm 2018.

  1. Các vấn đề có thể phát sinh sau khi quy định xác định tỷ lệ nội địa hóa ô tô bị bãi bỏ.

Regulations on auto localization ratio to be rescinded

Hiện nay, các văn bản quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô không phù hợp với thực tế phát triển của ngành ô tô, bởi Việt Nam hiện vẫn sử dụng cách tính tỷ lệ nội địa hóa theo phương pháp tính theo cụm chi tiết được sản xuất nội địa, Tức là, mỗi cụm linh kiện, phụ tùng chính được áp một điểm số, rồi quy ra một tỷ lệ % nội địa hoá nhất định, mà không phụ thuộc vào giá trị linh kiện, phụ tùng đó. Trong khi đó, các nước ASEAN lại dựa theo tỷ lệ phần trăm giá trị sản xuất trong nước tính theo tổng giá trị của từng bộ phận cộng lại, để được hưởng ưu đãi thuế theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).

Ngoài ra, việc quy định mức độ rời rạc của phụ tùng ô tô nhập khẩu là cơ sở để thực hiện chương trình ưu đãi thuế đối với sản xuất, lắp ráp ô tô được thực hiện ổn định từ năm 2018 đến nay. Điều này đã góp phần khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, nâng cao sức cạnh tranh với ô tô nhập khẩu, thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển theo định hướng của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc bãi bỏ quy định này sẽ để lại khoảng trống pháp lý cho việc thực hiện chính sách thuế nhập khẩu ưu đãi, Việt Nam cần ban hành các quy định pháp luật mới phù hợp với các hiệp định quốc tế đã ký kết để đảm bảo quyền lợi của các nhà sản xuất ô tô hiện tại và tương lai.

 

Go to
  • Expertise
  • People
  • Cases
  • Courses
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh