banner

THÔNG TƯ MỚI HƯỚNG DẪN VỀ BẢO VỆ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI TỐ CÁO LÀ NGƯỜI LÀM VIỆC THEO HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG |

THÔNG TƯ MỚI HƯỚNG DẪN VỀ BẢO VỆ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI TỐ CÁO LÀ NGƯỜI LÀM VIỆC THEO HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Ngày 24/11/2021, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 4246/VBHN-BLĐTBXH hướng dẫn về bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động (“Thông tư 4246”). Thông tư 4246 được hợp nhất từ các Thông tư trước đó quy định về cùng nội dung, cụ thể là Thông tư số 08/2020/TT-BLDTBXH và Thông tư số 09/2021/TT-BLDTBXH.

Với tinh thần bảo vệ người tố cáo, bao gồm người làm việc theo hợp đồng lao động và người thân của họ, Thông tư 4246 nêu rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở (“BCHCĐCS”) cấp doanh nghiệp, cấp huyện và cấp tỉnh, cũng như các tổ chức liên quan khác và các cơ quan có thẩm quyền. Thông tư này có một số điểm đáng chú ý như sau:

1. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
a. Không được phân biệt đối xử về việc làm đối với người được bảo vệ.
b. Không được trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm của người được bảo vệ.
c. Thực hiện kịp thời, đầy đủ các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ theo yêu cầu, đề nghị của cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
d. Báo cáo cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm và thông báo cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở về kết quả thực hiện biện pháp bảo vệ.
e. Có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền bảo vệ việc làm trong quá trình tiếp nhận, xác minh và áp dụng các biện pháp bảo vệ việc làm.

2. Trách nhiệm của BCHCĐCS các cấp
a. Đối với Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
Tổ chức này được yêu cầu phải giám sát người sử dụng lao động trong việc chấp hành các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ theo yêu cầu, đề nghị của cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Trong trường hợp người sử dụng lao động không chấp hành biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ thì BCHCĐCS hoặc Ban lãnh đạo của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp mà người lao động đó là thành viên phải có ý kiến bằng văn bản với người sử dụng lao động. Đồng thời, BCHCĐCS phải báo ngay sự việc với cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ và báo cáo tổ chức có liên quan để kịp thời xử lý và có biện pháp bảo vệ việc làm.
b. Đối với Liên đoàn lao động cấp huyện và cấp tỉnh
Thông tư 4246 cũng yêu cầu Liên đoàn lao động cấp huyện và cấp tỉnh giám sát:
(i) người sử dụng lao động trong việc chấp hành các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ; và
(ii) cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ cùng cấp trong việc chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức việc áp dụng các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ.
Liên đoàn lao động cấp huyện và cấp tỉnh cũng được yêu cầu phải phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp yêu cầu người sử dụng lao động chấp hành các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

3. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

Theo Điều 9 của Thông tư 4246, các cơ quan, tổ chức và cá nhân (tùy theo nhiệm vụ và quyền hạn của mình), có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ để cung cấp thông tin, tài liệu và thực hiện việc bảo vệ việc làm của người được bảo vệ.

Thông tư 4246 có hiệu lực từ ngày 01/12/2020.

QUY ĐỊNH MỚI VỀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG

Go to
  • Expertise
  • People
  • Cases
  • Courses
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh