banner

Tính hợp pháp và không hợp pháp của việc sử dụng AI trong tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp và ra phán quyết? |

Tính hợp pháp và không hợp pháp của việc sử dụng AI trong tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp và ra phán quyết?

Trí tuệ nhân tạo là một công nghệ “generic” nhằm cải thiện phúc lợi của các cá nhân, góp phần vào hoạt động kinh tế toàn cầu năng động và bền vững, kích thích sự đổi mới và tăng năng suất, đồng thời giúp đối mặt với những thách thức toàn cầu lớn. Ứng dụng vào lĩnh vực tư pháp, trí tuệ nhân tạo thường được liên kết với hoạt động đoán định tư pháp và nhằm tạo ra một hình thức tư pháp mới. Có các rủi ro cao và do đó cần có một số bảo đảm nhất định để đảm bảo lợi ích cho toàn bộ công dân.

Cuối cùng, hai trường hợp nổi bật, minh chứng cho sự phát triển của trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực pháp lý:

  1. Công ty khởi nghiệp DoNotPay, đã phát triển một chatbot chuyên về các dịch vụ pháp lý, thông báo rằng AI của họ lần đầu tiên có thể biện hộ trước Tòa án Hoa Kỳ. Vụ án liên quan đến một hành vi vi phạm giao thông, bị cáo đã biện hộ một mình cùng với chiếc điện thoại thông minh được cài đặt trí tuệ nhân tạo. Chatbot được cho là đóng vai trò như một luật sư dựa trên công nghệ ChatGPT, khó có thể chính xác tuyệt đối ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, CEO gần đây đã tuyên bố hủy bỏ dự án sau nhiều cảnh báo từ các cơ quan pháp luật; và
  2. Ở Colombia, một thẩm phán thừa nhận đã sử dụng ChatGPT để đưa ra phán quyết. Ông đã hỏi rằng theo luật hiện hành, bảo hiểm của trẻ tự kỷ có nên chi trả tất cả các chi phí điều trị y tế của trẻ hay không. Sau khi xác minh câu trả lời của ChatGPT, thẩm phán đã đưa các câu trả lời này vào án lệnh. Ông ấy nói rằng ChatGPT giờ đây sẽ làm các công việc trước đây được thực hiện bởi “thư ký” theo cách “có tổ chức, đơn giản và có cấu trúc” để có thể “cải thiện thời gian phản hồi trong hệ thống Tòa án”. Ông ấy cũng cho rằng: “thẩm phán không phải là kẻ ngốc, không phải vì chúng tôi đặt câu hỏi cho ChatGPT mà chúng tôi không còn là thẩm phán, không còn là sinh vật biết suy nghĩ”.

Do đó, cần thiết phải đặt ra câu hỏi về tác động của AI trong lĩnh vực pháp lý.

Lĩnh vực pháp lý rất đặc biệt. Trước hết, rất khó để khái quát: cần phải nghiên cứu từng vụ việc cụ thể. Do đó, AI có thể gặp khó khăn trong việc giải thích các vụ việc phức tạp và đưa ra các câu trả lời sai. Tiếp theo, có nguy cơ chứng kiến sự biến mất của nghề luật sư, người cung cấp tư vấn pháp lý chính xác và có tính kỹ thuật. Cuối cùng, có một rủi ro đáng kể về mặt phân tích dữ liệu, chúng ta có thể lo sợ rằng những dữ liệu này có thể được truy cập bởi những người có ác ý. Điều này có thể dần hủy hoại bí mật nghề nghiệp.

AI sẽ không chỉ có nhược điểm mà còn có lợi thế. Thật vậy, nó đã giúp tiết kiệm một lượng thời gian đáng kể trong việc tìm kiếm thông tin, cho dù là luật sư hay thẩm phán. Hơn nữa, nó có thể giúp các thẩm phán xử lý các vụ việc nhanh hơn bằng cách hỗ trợ họ, điều này sẽ làm giảm thời gian chờ đợi của đương sự đối với các cơ quan tài phán vốn thường làm việc với tiến độ chậm chạp.

Tuy nhiên, điều cần thiết là phải rất cẩn thận với công cụ này. Thật vậy, một luật sư ở New York gần đây đã bị chỉ trích nặng nề sau khi đệ trình lên tòa án để bào chữa cho một trong các thân chủ của mình. Luật sư đã trích dẫn án lệ không tồn tại sau khi tìm kiếm sự giúp đỡ từ ChatGPT. Thẩm phán phụ trách vụ án không thể tìm thấy nguồn pháp lý của án lệ được trích dẫn và khiến luật sư được hỏi bối rối. Luật sư đã phải xin lỗi và sẽ sớm bị xử phạt vì sự thất bại trắng trợn này.

Tóm lại, điều quan trọng là phải đặt mọi thứ vào vị trí của chúng và nhớ rằng AI không thể thay thế mà chỉ có thể hỗ trợ các chuyên gia pháp lý. Do đó, điều quan trọng là phải cảnh giác về những cải tiến sẽ được thực hiện trong tương lai.

Go to
  • Expertise
  • People
  • Cases
  • Courses
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh