banner

ÔNG KENT WONG – LUẬT SƯ CỘNG SỰ CỦA VCI LEGAL, TRẢ LỜI PHỎNG VẤN VỀ VIỆC BỎ LỠ NHỮNG CƠ HỘI NHẬN VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM |

ÔNG KENT WONG – LUẬT SƯ CỘNG SỰ CỦA VCI LEGAL, TRẢ LỜI PHỎNG VẤN VỀ VIỆC BỎ LỠ NHỮNG CƠ HỘI NHẬN VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM

Ngày 10/5/2023, ông Kent Wong, Luật sư Cộng sự kiêm Giám đốc Bộ phận Ngân hàng và Thị trường vốn tại VCI Legal, đã trả lời phỏng vấn của Vietnam Investment Review. Theo đó, ông đã chia sẻ một số ý kiến về hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài (“FII”) ở Việt Nam.

Theo ông Kent Wong, khung pháp lý và cơ chế quản lý của Việt Nam liên quan đến FII đã từng bước phát triển để góp phần hoàn thiện, ổn định thị trường vốn và tài chính thông qua việc sửa đổi pháp luật về đầu tư, chứng khoán và quản lý ngoại hối. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (“NHNN”) và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác đã ban hành thêm hướng dẫn chi tiết về tài khoản vốn đầu tư và các vấn đề liên quan khác về quản lý ngoại hối và chuyển thu nhập của nhà đầu tư nước ngoài về nước. Thị trường chứng khoán và các thương vụ mua bán doanh nghiệp xuyên biên giới tại Việt Nam cũng ngày càng phát triển và thu hút các quỹ đầu tư và tổ chức tài chính quốc tế tham gia nhiều hơn vào thị trường vốn trong nước.

Tuy nhiên, ông Kent Wong lưu ý sự hiệu quả của hoạt động FII tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế về sức ảnh hưởng và từ công tác quản lý nhà nước. Các công ty của Việt Nam cần đáp ứng tiêu chuẩn minh bạch và khả năng tiếp cận của nhà đầu tư nước ngoài đối với các lĩnh vực FII. Hiện tại, thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường cận biên còn non trẻ, cũng đã ghi nhận một số sự biến động tiêu cực do các vi phạm của doanh nghiệp liên quan đến hành vi thao túng chứng khoán. Điều này có thể khiến nguồn FII ngần ngại rót vốn vào thị trường Việt Nam.

Ngoài ra, ông Kent Wong cũng đề cập rằng trong năm 2023, việc giải ngân ngân sách đầu tư công tại một số trung tâm như TP. Hồ Chí Minh bị đình trệ, trong khi NHNN duy trì việc kiểm soát tín dụng trong hai năm qua. Điều này cản trở doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn, đồng thời làm chậm tiến độ cổ phần hóa khu vực doanh nghiệp nhà nước. Về tầm vĩ mô, mức tổng cầu suy giảm và một số yếu tố toàn cầu khác đã tác động tiêu cực đến thị trường tài chính, đặc biệt là dòng vốn FII.

Kết lại, ông Kent Wong cho rằng cần thúc đẩy cải cách chính sách kinh tế tập trung vào việc phát triển vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán và các công ty cổ phần đồng thời giảm bớt những rào cản. Những giới hạn và hạn chế của Chính phủ đối với sở hữu nước ngoài trong các lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm, hàng không và viễn thông cũng nên được bãi bỏ.

Liên kết đến bài viết đầy đủ tại đây: https://vir.com.vn/is-vietnam-missing-out-on-foreign-indirect-investment-101734.html

Go to
  • Expertise
  • People
  • Cases
  • Courses